Trả lời một số ý kiến liên quan đến các quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản (BĐS) và Luật Nhà ở tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết: Theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, để thực hiện 2 Luật Kinh doanh BĐS và Luật Nhà ở, Bộ Xây dựng dự kiến sẽ có 5 Nghị định đang chuẩn bị trình Chính phủ ký và ban hành vào giữa tháng 7 này.
Theo Thứ trưởng, Opal Riverside về mặt nguyên tắc, khi thiết kế các nghị định để thực hiện các Luật trước hết phải phù hợp với Luật, quá trình thực hiện phải đảm bảo thống nhất, nhất quán, chặt chẽ, hạn chế tối đa các hành vi vụ lợi trong quá trình thực thi luật pháp và chính sách. Vì thế, ông Hà cho rằng, các doanh nghiệp có thể yên tâm bởi các nghị định tới đây sẽ bảo đảm tốt vấn đề này.
Trước quy định tại dự thảo vốn pháp định kinh doanh BĐS không thấp hơn 50 tỷ đồng và đã có đề xuất bỏ quy định này, vị Thứ trưởng cho hay Bộ Xây dựng đã tiếp thu và trong Dự thảo cuối cùng trình Chính phủ sẽ bỏ quy định đó.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho hay: Trong dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản cuối cùng trình Chính phủ sẽ bỏ quy định phải có vốn pháp định 50 tỷ đồng mới được kinh doanh bất động sản. |
Tuy nhiên, căn hộ Opal Riverside lại có một số ý kiến đề xuất quy định vốn pháp định đối với công ty kinh doanh BĐS không nên vượt quá 20 tỷ đồng và đề xuất đưa vào trong dự thảo, Thứ trưởng Phạm Hồng Hà cho rằng đề xuất này là không phù hợp bởi trong Luật đã quy định rõ là không thấp hơn 20 tỷ.
“Qua việc rà soát các dự án tạm dừng, điều chỉnh đã có 306 dự án tạm dừng và 460 dự án cần điều chỉnh. Phần lớn trong số dự án này là các chủ đầu tư có vốn pháp định quá thấp. Vì thế, đưa quy định này nhằm hạn chế các doanh nghiệp không đủ năng lực tham gia vào thị trường BĐS mà thời gian qua đã để lại rất nhiều hệ lụy”, Thứ trưởng nói.
Đối với vấn đề chuyển tiếp, can ho Opal Riverside có ý kiến cho rằng chưa có các quy định về điều khoản chuyển tiếp để giải quyết các hợp đồng đã được ký kết theo luật cũ và mới. Thứ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết: Về cơ bản pháp luật Việt Nam quy định các điều khoản là không quy định hồi tố. Do đó, các hợp đồng đã được ký kết trước khi Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực thì sẽ được tiếp tục thực hiện theo quy định tại thời điểm đã ký kết. Tất cả các dự án đã được chấp thuận chủ trường đầu tư hoặc là một số vấn đề thực hiện theo pháp luật Việt Nam trước thời điểm 1/7 năm nay thì tiếp tục thực hiện quy định theo pháp luật tại thời điểm đó.
Liên quan đến vấn đề bảo lãnh ngân hàng trong việc bán nhà ở hình thành trong tương lai, Thứ trưởng Phạm Hồng Hà cho rằng, sẽ phối hợp với ngành ngân hàng và có ý kiến thêm vấn đề này.
Một quy định khác đang được thị trường “ngóng” thời điểm áp dụng, đó là liên quan đến việc các cá nhân, tổ chức nước ngoài được mua và sở hữu BĐS tại Việt Nam. Chia sẻ vấn đề này, Thứ trưởng cho hay, hiện nay quy định đã thoáng hơn, mở hơn là sở hữu không quá 30% số căn trong tòa nhà chung cư, và không quá 250 căn hộ trên địa bàn tương đương số dân cư ở 1 phường.
“Về vấn đề Dự thảo Nghị định có nói tới con số cá nhân, tổ chức nước ngoài được sở hữu 10% số lượng nhà ở trong 1 dự án là bởi trong luật quy định không quá 250 căn trên địa bàn tương đương cấp phường nhưng phường đó có thể là có nhiều dự án, nên quy định 10% đối với 1 dự án cụ thể nhằm đảm bảo không vượt quá số lượng 250 căn hộ”, Thứ trưởng giải thích.
Can ho Saigonres Plaza Nguyen Xi Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề xuất hồ sơ chuyển nhượng dự án áp bao gồm cả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã gây nhiều khó khăn cho cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam lần đầu tiên. Theo Thứ trưởng Phạm Hồng Hà, trong Luật Kinh doanh BĐS 2014 và dự thảo quy định về hồ sơ chuyển nhượng dự án trong các trường hợp chuyển nhượng dự án không phân biệt doanh nghiệp đang hoat động ở Việt Nam hay lần đầu đầu tư vào Việt Nam, tuy nhiên, Bộ Xây dựng cũng sẽ nghiên cứu tiếp thu đề xuất này để có thể bổ sung cần thiết.
Kết thúc trả lời các ý kiến liên quan đến các Luật, Thứ trưởng Phạm Hồng Hà chia sẻ thêm: Cũng nhờ kiên trì, quyết liệt thực hiện những giải pháp tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh cùng với chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, trong năm 2014 và 5 tháng đầu năm 2015, thị trường BĐS đã có phục hồi tích cực. Vấn đề kiểm soát, điều tiết và định hướng thị trường đã thực hiện tốt hơn. Điều này thể hiện qua giá cả BĐS tương đối ổn định, số lượng giao dịch tăng lên, ví dụ: 5 tháng đầu năm 2015, tại thị trường Hà Nội, giao dịch thành công tăng lên 2,5 lần so với cùng kỳ; còn tại TP Hồ Chí Minh, lượng giao dịch thành công tăng lên gấp 2,8 lần so với cùng kỳ.
Cơ cấu, số lượng hàng hóa đã tăng lên, cơ cấu BĐS được điều chỉnh theo hướng hợp lý hơn, tăng nhiều hơn số lượng dự án nhà ở xã hội, có khoảng 4.000 dự án BĐS, trong đó có nhiều dự án mới với quy mô lớn. Tồn kho BĐS đã giảm liên tục, hiện đã giảm tới 47,53%.
0 Respones to "Quy định 50 tỷ mới được kinh doanh BĐS bị hủy"